Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

CHARLES DARWIN VÀ NÔNG DÂN VIỆT.

Charles Darwin đưa ra học thuyết Chọn lọc tự nhiên hay còn gọi là thuyết Tiến hoá dựa trên ba vấn đề căn bản : Biến dị, Chọn lọc nhân tạo và Chọn lọc tự nhiên. Nói thông thường là Ông đã quan sát để tìm ra từng vấn đề căn bản và mối quan hệ giữa chúng để đưa ra học thuyết. Những người nghiên cứu sau Ông tiếp tục phát triển nghiên cứu theo học thuyết của Ông để giải thích rõ hơn, sâu hơn Cá thể, Loài và toàn bộ thế giới tự nhiên. Những người đọc về tự nhiên và học thuyết của Ông hiểu về tự nhiên theo hướng đó, đến lượt mình, người đọc lại diễn đạt, hoặc giải thích tự nhiên theo tri thức của mình đúng theo cách mà mình đã tư duy. Lại nói thông thường là họ (người đọc, học) đã nói ra, đã tranh luận theo thực chất hiểu biết của chính họ, theo đúng bản chất và thực chất tư duy của mình nên dù khác rất, rất nhiều về tri thức cũng được chấp nhận và được hiểu như Darwin đã diễn đạt, tức là cùng một sự tôn trọng như nhau.
Hãy xem lại câu chuyện Người Nông dân Việt đã diễn đạt  : Trời sinh ra thế.
Một phiên bản thế này: 
Xưa có một ông nhà giàu sinh được 2 cô con gái, cô chị gả cho người làm ruộng, cô em gả cho người học trò. Một hôm thong thả, bố vợ cùng 2 con rể đưa nhau đi chơi, bố nghe tiếng con ngỗng kêu, mới hỏi:
- Làm sao tiếng nó to thế nhỉ?
Người học trò nói chữ:
- Trường cổ tắc đại thanh.
Người làm ruộng nói:
- Trời sinh ra thế!
Đi được một khoảng, thấy con vịt đang bơi dưới ao, bố lại hỏi:
- Tại sao nó nổi?
Người học trò lại nói chữ:
- Đa mao thiểu nhục tắc phù.
Người làm ruộng lại nói:
- Trời sinh ra thế!
Đến lúc về nhà, 3 bố con ngồi uống rượu, bố khen con rể học trò hay chữ mà chê con rể làm ruộng dốt.
Người con rể làm ruộng tức mình mới tới hỏi người học trò:
- Tôi thì dốt thật mà chú nói: "Trường cổ tắc đại thanh" là nghĩa làm sao?
Người học trò đáp:
- Nghĩa là cổ dài thì tiếng to.
Người làm ruộng mới bẻ:
- Thế con ếch, con ễnh ương cổ dài đâu mà tiếng cũng to?
Rồi lại hỏi:
- Chú nói: "Đa mao thiểu nhục tắc phù" nghĩa làm sao?
Người học trò đáp:
- Nghĩa là nhiều lông ít thịt thì nổi.
Người làm ruộng lại bẻ:
-Thế thì con thuyền lông đâu, thịt đâu mà cũng nổi? Lúc đó, ông bố mới gật đầu nói:
- Ừ, ra dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng.
Mình thấy trong câu chuyện vừa dẫn có hai chi tiết đủ để mình tôn trọng Anh Nông dân như Ông Darwin. Một là Anh Nông dân tự nhận : "Tôi thì dốt thật"  và hai là câu kết truyện của tác giả dân gian "Ừ, ra dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng"
Đúng là Dân gian, rất dân gian : Chỉ một từ "lỏng".
Câu chuyện là một cách diễn đạt khác về các qui luật của thuyết Tiến hoá, đó là sự hiểu biết có tính qui luật của phương đông. Bản thân mình do chưa đủ tri thức để lượng giải về văn minh Phương đông nên có cảm giác cách lượng giải này là một cảm tính đúng. Ví như : Kinh dịch hay Âm dương bát quái lượng giải rằng : Thái cực (cái một) sinh Lưỡng nghi (hai nguyên lý - âm, dương); Lưỡng nghi sinh Tứ tượng (bốn thể trạng); Tứ tượng sinh Bát quái (Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn và Đoài) và .. tiếp tục đến vô cùng. Xin không múa rìu nữa để nói tiếp này.
Cả hai đều coi trọng cái biến. Ở Darwin là : "Biến dị xuất hiện trong quá trình sinh sản ở từng cá thể riêng lẽ và không có hướng xác định mới là nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá.". Ở Kinh dịch là : "Vì biến dịch, cho nên có sự sống."
Nếu chấp nhận Darwin, chấp nhận Kinh dịch về điều vừa diễn giải thì cũng thể tất chấp nhận biện giải của Người Nông dân Việt. Darwin và Người Nông dân Việt có cùng nhận thức về nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá, cùng coi trọng cái tạo ra sự sống, sau đó mới bàn đến Trật tự sống và Tổ chức đời sống xã hội.
Darwin thì mất rồi, Nông dân Việt thì mãi còn nên rất nhớ từ "lỏng" dân gian để lại, vì nhớ nên rất hiểu những phát ngôn, phát biểu đánh giá "dân trí thấp" đương nay : "lỏng". Đúng là Nông dân Việt. Người nông dân ấy hiểu những điều đã bàn trong  CÓ KHÔNG.,  hiểu lắm, nhưng họ chưa nói ra, nếu họ nói ra thì ...
Tán láo : Vì "dốt đặc" nên mới phải khai trí, mới phải đưa vào luật pháp các quyền cơ bản của công dân để công dân biết và có cơ hội áp dụng. Ông Anh bạn học lớp 7 thời 68 của mình (Ông Anh tại TIỂU CHỦ. đã bàn) một nông dân điển hình "dốt đặc" nói với mình này: Chú cứ đưa Anh vào toilet khách sạn 5 sao vài lần rồi Chú đưa Anh tiền, rồi Chú sẽ xem Anh ngồi bàn ăn ở khách sạn đó thế nào???. Rồi.
Xin xem thêm VÔ CHIÊU.


Trời sinh ra thế.

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

HỎI DÂN.

Nội hàm của hai chữ hỏi dân bao gồm Hỏi gì? và Dân nào? chắc vậy.
Hỏi : Việt nam có nên độc lập hơn với Trung quốc không? Việt nam có nên liên minh với Hoa kỳ chặt chẽ hơn hiện nay? Chắc là toàn dân Việt.
Hỏi : Tỉnh ta có nên trồng cây mắc ca? Tỉnh mình có nên dồn tiền đóng tầu đánh bắt cá xa bờ? Chắc là hỏi toàn dân trong tỉnh ấy.
Túm ống quần một :  Khi nào thì hỏi? Khi cần gì, thì hỏi gì?
Túm ống quần hai : Câu hỏi liên quan đến những người nào thì hỏi những người đó, dân nào?
Vậy Luật trưng cầu dân ý (hay qui định trưng cầu ý kiến nhân dân ở một cấp Hội đồng nhân dân; ở một Cơ quan dân cử) như thế nào. Chỉ là qui định khi nào cần? Ví dụ : khi biểu quyết 50 - 50. Ví dụ : khi có 10.000 người trong Quốc gia không đồng ý. Chỉ là qui định các cách hỏi? Hỏi bằng phiếu phát trực tiếp; hỏi qua mạng; Trong toàn bộ dân tương ứng mà thôi.
Mình đã từng biểu đạt suy nghĩ về dân nào? tại  Dân.  Đó là cách hiểu (để hỏi) về dân tương ứng. Bởi xã hội nào cũng có MỘT NHÂN DÂN.

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

THÀNH NGƯỜI

THÀNH NGƯỜI
Tặng Cháu yêu (12/6/2013 - 12/6/2015)

Lẫy, ngồi, bò, Cháu đã.
Đi và chạy tht nhanh.
Đang xúc ăn, tập nói.
Thế là thành Người rồi.

Hai tuổi rồi Cháu nhỉ.
Đời người như Ông nghĩ.
Sẽ học suốt cuộc đời,
Làm việc, thật nhiều chơi ...

Mà này Cháu yêu nhé
Hãy cho Ông thành cụ
Chức danh cao chót ngời,
Trao Ông nhé, Cháu ơi.

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

LỊCH SỬ GẦN. LỊCH SỬ XA.

Lịch sử gần là hợp tác xã nông nghiệp ở nước ta trong thời kỳ đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền kinh tế tập thể, xây dựng giai cấp nông dân để liên minh với giai cấp công nhân đang manh nha.  Trong thời kỳ đó, người nông dân nào không vào hợp tác xã thì bị cả xã hội kỳ thị, coi khinh và bị hắt hủi, bị lãnh đạo chính quyền coi không là người, kiếp sống gần như giòi bọ, con cái không học hành, không được trợ giúp gì từ chính quyền các cấp.  Mình nhớ có hai mảnh ruộng ở gần nhà mình là của Bà Đuốc là một ví dụ. Ngay cả khi hợp tác huy động người đi bắt gà ăn lúa vào thời đó cũng không bắt ở hai mảnh của Bà, rồi đổ nước cấy cũng không được dù chỉ là nước mưa theo đạng chảy qua. Hợp tác xã là tất cả, ai nói không là phản động phải bị trừng trị. Đến hôm nay xoá hợp tác xã là thắng lợi của khoán 10, là thành công của Đảng đưa nền nông nghiệp nước nhà lên mức thứ nhất, thứ hai, thứ ba về xuất khẩu lúa gạo, xuất khẩu cà phê, hạt điều, thuỷ sản vv. Xin trích những lời có cánh diệu kỳ như này : "Như vậy, so với chỉ thị 100 thì Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã có một bước đột phá trong tư duy quản lý kinh tế khi lần đầu tiên thừa nhận hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ khi người nông dân được trao quyền sử dụng đất và mức khoán lâu dài, chỉ có 1 điểm cần lưu ý là nghị quyết 10 có nội dung rất ngắn chỉ ngắn như một mệnh lệnh, cũng không có một công văn chỉ thị nào của chính phủ thể chế nghị quyết, mà từ chủ trương của Đảng đến thẳng dân “như một ngày hội của nông dân” theo cách nói của thủ tướng Phạm Văn Đồng . Nghị quyết nhanh chóng đi vào cuộc sống bởi người nông dân đã khát khao chờ đợi điều đó quá lâu bởi không ít cơ sở “xé rào” làm theo cách đó từ trước. Sự “cởi trói” chính thức có ý nghĩa giải phóng sức sản xuất trong nông nghiệp, đem lại sinh khí mới cho nền nông nghiệp nước nhà.
Kết quả thật kì diệu, sau đó chỉ một năm, từ một nước thiếu lương triền miên, đến năm 1989 sản lượng lúc gạo đạt con số 21,5 triệu tấn và lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu được 1,2 triệu tấn lúa gạo. Sau đó, con tàu nông dân Việt Nam vẫn phải vượt qua rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng đã có phương hướng đúng để tiến lên. Sản lượng lúa của cả nước ngày càng tăng; trong năm 2012, Việt Nam đạt con số 43,7 triệu tấn, sản lượng gạo xuất khẩu 7,7 triệu tấn mang lại 3,5 tỉ USD, Việt Nam thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới (sau ấn độ). Có thể gọi nghị quyết 10 của Bộ Chính khoá VI là “cây đũa thần” làm chuyển biến mạnh mẽ nền nông nghiệp Việt Nam, góp phần quan trọng đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng và đạt được những thành công lớn trong sự nghiệp đổi mới. Sau 25 năm nhìn lại ta có thể rút ra những bài học quý báu đó là:" .
Vậy ra :
Người nông dân tư hữu đi cày hôm nay,
Là Con của người nông dân tư hữu đi cày năm xưa.
Đã mang về 3,5 tỉ usd này.
Còn "cây đũa thần" nữa ạ.
Thật là.
Lịch sử gần là các hội trường của các doanh nghiệp để cho công nhân hội họp và sinh hoạt văn hoá, văn nghệ đã bán xong toàn bộ, bán hết từ lâu rồi. Hiện đang cổ phần hoá chính những doanh nghiệp đã từng sở hữu các hội trường đó, tức bán những doanh nghiệp này.
Lịch sử gần là một số bưu điện văn hoá xã đang cho trâu, bò vào gặm cỏ còn nhân viên bưu điện thì chính phủ chỉ đạo đi trả lương hưu và phụ cấp thay cho nghành bảo hiểm để có lương, một số khác đóng cửa và nhường cơ sở vật chất cho VNPT.
Nói vậy để nói về chuyện này : Hôm nay họp chi bộ địa phương, khi bàn về một hai hộ chưa đóng tiền sửa chữa Nhà văn hoá xóm, có ý kiến nào là : Phải nghiêm trị, nào là : Xóm không thể thua hai hộ đó được, rất nghiêm túc và nghiêm khắc trong chi bộ, trong họp Đảng.
Vẫn biết 19 tiêu chí nông thôn mới (theo 491/ QĐ-TTg ngày 16/4/2009) là một cuộc vận động. Vẫn biết và vẫn biết là những cái mới đã làm, đang làm chỉ là xoá đi những ý chí cũ của chính mình, không với ý chí của ai cả, không thắng lợi với ai cả. Vẫn biết. Vẫn buồn, ý chí hôm nay.
Vẫn biết. Lịch sử gần đã chép lại ở trên chỉ là một vài trong những đã. Vẫn buồn. Lịch sử xa?
Viết cho Bạn mình, "100" ạ. Nếu đọc được thì cho một phản hồi, Bạn nhé. Còn mình? như một xin lỗi nhẹ, đã làm mất thời gian của Bạn.
Viết thêm. Hôm nay 22/6, trưởng xóm vào gặp mình : Bác đóng thêm một suất sửa chữa nhà văn hoá nhé; Sao đóng thêm? Thêm suất Bác giúp việc của nhà Bác? Bác giúp việc có hộ khẩu ở đây đâu? Thường trú trên 6 tháng là phải đóng rồi! Thế à, còn ở quê nơi có hộ khẩu cũng đóng hả? Em không biết.

Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

PHÂN VÂN.

Xin trích : "Một chuyên viên VPCP còn to hơn cả đồng chí thứ trưởng, thậm chí có vị trí cao hơn cả một đồng chí ủy viên TƯ là bộ trưởng. Bởi các dự án, báo cáo, được trình Chính phủ hay không là do đồng chí chuyên viên đó trình. Chúng tôi đề nghị ngay bản thân VPCP cũng phải cải cách hành chính để phục vụ các địa phương, các bộ cho tốt hơn. Nếu như chúng ta cải cách hành chính ở địa phương mà không cải cách ngay ở trong VPCP thì  bộ máy của chúng ta vẫn ì ạch,không hiệu quả" - ĐB Hà Nội phát biểu. - Cụ thể là ĐB Chu Sơn Hà. Từ link : chuyen-vien-van-phong-chinh-phu-to-hon-bo-truong.
Lại xin trích : “Quyền hạn quá lớn trong khi trách nhiệm quá nhỏ như vậy thì tôi cũng làm Thủ tướng được. Tôi đề nghị bổ sung thêm trách nhiệm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng và lãng phí, trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội” – ông Thuyền đặt vấn đề.
Lại xin trích : Đại biểu Lê Đình Khanh (Hải Dương):
"Một số nước trên thế giới có dân số gấp 3 - 4 lần ở Việt Nam nhưng họ chỉ có Tổng thống và một Phó Tổng thống. Tổng thống của họ vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa gánh trọng trách của Thủ tướng Chính phủ. Với vai trò, nhiệm vụ lớn như vậy, dân số đông, diện tích rộng như vậy mà với chri hai người, họ vẫn làm được, làm tốt. Tôi nghĩ rằng ở Việt Nam, nếu cứ giảm đi 1/3 cấp phó so với quy định trong dự thảo luật trình hôm nay, chắc chắn bộ máy sẽ vận hành tốt hơn, năng lực trình độ của người đứng đầu bộ, ngang bộ cũng có điều kiện thể hiện rõ hơn, phát huy được cao hơn"
Từ link : trach-nhiem-it-the-toi-cung-co-the-lam-thu-tuong--
Lại xin trích : "Xin thưa, vì tình trạng lạm phát cấp phó trong thực tế không đồng nghĩa với hiệu quả, trong khi nói như Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai lại là “không thể nuôi nổi”, là một cái gánh quá nặng với dân."  Theo link này : binh-luan-tu-nghi-truong-khong-the-nuoi-noi.
Thôi không lại xin trích nữa để phân vân thế này : Các phát biểu - lời nói này - được phát ra từ tâm huyết của các đại biểu và với tinh thần trách nhiệm rất cao trước toàn Đảng, toàn dân đó sao? Nếu các phát biểu này có trách nhiệm thì :  Chỉ cần có 67% người làm việc lại tốt hơn sao? Làm Thủ tướng dễ vậy sao? Cơ chế đã tạo cho một chuyên viên VPCP quyền lớn vậy sao? Lạm phát cấp phó đến mức dân không nuôi nổi rồi sao? Nếu các phát biểu này thiếu trách nhiệm thì, thì , thì ... tào lao nhé, như lời nói ở quán bia à.

LÀ TẤT CẢ.

Quốc hội đang bàn nên giữ hay bỏ Hội đồng nhân dân.
Đại loại : Giữ Hội đồng nhân dân làm tăng rất nhiều biên chế công vì trùng lặp. Đúng, đúng lắm vì thành viên Hội đồng nhân dân hưởng lương, phụ cấp.
Đại loại : Quyền quyết định của Hội đồng nhân dân lâu nay chỉ mang tính hình thức. Đúng, đúng lắm vì chỉ quyết định việc của người.
Nhưng nếu : Đại biểu Hội đồng nhân dân không hưởng lương, phụ cấp. Chỉ được phép sử dụng phòng họp và các vật dụng, phương tiện để làm việc thì không trong biên chế rồi.
Nhưng nếu : Giao toàn bộ ngân sách và các khoản thu trong địa phương kể cả nguồn tài trợ, từ thiện cho Hội đồng nhân dân thì các nghị quyết của Hội đồng là quyết định duy nhất rồi.
Thế đó, thế đó. Nếu tiền của dân do dân quyết thông qua Hội đồng nhân dân thì là tất cả rồi.
Và Quốc hội cũng vậy : Là tất cả, là nhân dân. Nếu Quốc hội quyết tất cả các dòng ngân sách Quốc gia.
Là tất cả nên không cần các khẩu hiệu : Vì dân, do dân. Không cần các phụ ngữ nhân dân cho các chủ ngữ Hội đồng. Hội đồng địa phương A rõ ràng nhé. Xin đọc thêm : dan.
Mình xin minh định thế này : Nếu bỏ Hội đồng nhân dân các cấp thì là xa dân đó. Chỉ có tổ chức Hội đồng nhân dân theo nguyên tắc : Dân bầu Hội đồng; Ngân sách địa phương do Hội đồng quản lý và phân bổ sử dụng; Thành viên Hội đồng không có lương, phụ cấp; Hội đồng được phép sử dụng cơ sở vật chất tối thiểu cho làm việc. Nếu được vậy thì Hội đồng địa phương Là tất cả.