Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2016

RÕ RÀNG.

Rõ ràng là, những việc lớn ta đang bàn hiện nay chưa bàn đến cõi, chưa bàn đến cái chân của lý. Hai việc lớn là Lương và Cán bộ (ghi theo cách gọi của mình : Cán bộ, Công nhân để phân biệt nhau ra, để tiện đấu tranh giai cấp) là hai vẫn đề rõ nhất.
Nói về LƯƠNG. Đại khái đang bàn rộn : Quỹ lương đâu để chi trả;  Biên chế người hưởng lương là bao nhiêu thì phù hợp;. Đang rầm rộ tuyên truyền từ hơn một năm rằng, sẽ tăng lương cơ sở; sẽ tăng lương cơ sở nhé. Khẳng định rằng từ 01/01/2017 sẽ tăng lương cơ sở lên 1.300.000đ. Đã âm thầm tăng lương tối thiểu từ năm trước với mức tăng lớn khác hẳn mức tăng lương cơ sở, bỏ rơi khéo léo người đang hưởng lương hưu (người đã từng phục vụ với chỉ một loại tiêu chí lương cơ sở, đã từng cùng hưởng một kiểu hưởng lương đồng loạt na ná nhau khi đang làm việc.). Đại khái rằng : Đã từng lý luận và giảng dạy cho bao lớp người về ý nghĩa thiêng liêng của tiền lương, tiền lương là thước đo của đạo đức, trí tuệ, năng lực cống hiến, vinh dự tự hào khi đóng thuế thu nhập vv và đủ thứ vv. Này nhé! Cháu vừa ra trường, học giỏi đóng thuế trên mức lương 45 triệu đồng/tháng, cháu chỉ cần có bằng đại học làm ở liên doanh hoặc doanh nghiệp nước ngoài đóng thuế trên mức lương từ 15 đên 25 triệu đồng/tháng - Doanh nghiệp vẫn chi thêm tiền nhà ở, đi lại, điện thoại, là để mày khỏi đóng thuế thu nhập - DN nói thế. Ha, ha. Này nhé. Cháu gì vụ phó, rồi Phó giám ở thành phố Cần, Cần gì đó, đang tốn diện tích mặt báo vì hiện tượng lớn nhanh hơn Gióng về chức vụ công tác, nhớn nhanh chỉ với cọng đu đủ của các bác, các chú, cháu đang đóng thuế trên giấy - cháu chưa nhận lương, vợ cháu đang nuôi cháu đi học thêm ở nhựt - với mức lương?. Xin bạn mình tự tính theo hai QĐ ở dưới. (Đảng cộng sản Việt Nam! Ban chấp hành Trung ương! Ban chỉ đạo Tây nam bộ!)



Này nữa nhé. Chủ tịch nước Trần Đại Quang đang đóng thuế trên mức lương khoảng 20 triệu đồng/tháng. Lương đấy, trách nhiệm, nghĩa vụ đấy, năng lực cống hiến đấy, vinh dự tự hào đấy. Vinh dự được đóng góp, cống hiến cho đất nước theo những năng lực khác nhau, tự hào đang đóng góp cho đất nước theo những trách nhiệm và nghĩa vụ khác nhau về thuế thu nhập cá nhân. LƯƠNG và bàn về lương? Rõ ràng là còn lâu mới đến chân của lý. Xã hội thì hiện sống với chân lý : Mỗi người tuỳ vào công việc của mình, đang sống với mức sống của mình và đều biết rõ ràng như ánh sáng ban ngày là : Lương (thu nhập) đến từ đâu? để sống!!!. Bác Quang đang sống với mức sống phù hợp thu nhập của bác ý, các cháu đang sống với mức sống phù hợp thu nhập của các cháu. Rõ ràng là LƯƠNG. Tổng mức qui tiền của toàn xã hội chi cho tổng cán bộ hưởng lương từ ngân sách ở nước ta vẫn đang ổn, cán bộ đang đủ sống, một số sống tốt, một số sống rất tốt, một số nữa không những sống mà còn rất giàu chỉ nhờ vào "lương", giàu lên thành những đại gia (nước ta chưa gọi là tư sản, tư bản) cỡ bự, chỉ bằng vào "lương" của công chức, viên chức XHCN. Chỉ là các dòng tiền cụ thể được chi trực tiếp từ đâu? Vào đâu? Từ ngân sách nhà nước? từ người dân? từ tài sản quốc gia? Vào lương theo thang bậc? vào chức vụ đang nắm giữ? vào quyền hành đang hiện diện?. LƯƠNG.
Về CÁN BỘ. Trước hết. khẳng định rằng : Cán bộ là do lương tác động vào lớn nhất, nhiều nhất, rõ ràng nhất. "lương" ở ta như đã bàn trên, nên "cán bộ" ở ta theo đó. Cán bộ là cách gọi ở nước ta để chỉ chung những người làm công (thuê) cho nhà nước có cái quyền chỉ tay!. Này nhé, ở nông thôn cũng phân biệt họp cán bộ và họp dân, ông, bà tổ trưởng tổ nhân dân, tổ phụ nữ, mặt trận tổ cũng gọi cán bộ. Cao hơn, Thủ tướng cũng là cán bộ, mình thấy trên báo thường xuyên đăng tin Thủ tướng có chỉ đạo, yêu cầu làm rõ, làm nghiêm các vụ việc này nọ, vì vậy mình dùng từ chỉ tay, thay vì theo quyền hạn được phân công ra các quyết định giải quyết công việc, mình gọi là làm việc. Cán bộ ở ta đa số để chân một nơi và lý một chỗ, cán bộ được bổ nhiệm theo quy trình nên vậy. Quy trình bổ nhiệm hiện nay chỉ ra hai vấn đề : Một là do bên ngoài bổ nhiệm. Bên ngoài, bao gồm một tập thể đảng uỷ, một tập thể thường vụ cử ra, không phải do người có trách nhiệm với công việc chọn ra để thực hành cho tốt công việc đó. Hai là có quá nhiều tiêu chuẩn để chọn cán bộ, nên phải dung hoà các tiêu chuẩn, và do vậy thường bị một cá nhân có thực lực trong tập thể chọn, cá nhân đó đưa ra một, hai tiêu chuẩn cụ thể cho thật khéo vừa "phom" với người mà cá nhân đó định chọn. Ví dụ : Vụ phó 26 tuổi dẫn trên. Đã bỏ qua thực lực công tác và trung cấp lý luận, chỉ vin vào cái giỏi tào lao ở chỗ nói được năm ngoại ngữ, có hai thạc sĩ. Vin vào cái chưa /khó thấy, vin vào phó bản, để bỏ qua cái cần thiết nhất, cái mọi người đều thấy được : Thực lực; bỏ qua chính bản. Tự đưa ra tiêu chuẩn cụ thể "giỏi", để bỏ qua tiêu chuẩn cứng của quy trình đang hiện hành : Trung cấp lý luận (không bàn thêm tác dụng của tiêu chí này) ngay trong chính quy trình bổ nhiệm. Cái quy trình đang áp dụng của chúng ta là vậy, ở ngoài chứ không ở trong công việc, do vậy luôn đúng quy trình để chọn sai cán bộ. Dễ dàng thấy rằng : Nếu chọn người cho công việc của mình, vì trách nhiệm công tác của mình, thì người được chọn xấu, mình cũng xấu, người được chọn tốt, mình cũng tốt. Ngoài ra thực tế còn cho thấy, chọn ai ở nước ta đều na ná nhau, vì khi làm việc thì ít có quyền quyết định công tác cụ thể, ít được khẳng định chính kiến cụ thể. Này nhé. Doanh nghiệp nhà nước cũng có Hội đồng thành viên, nhưng Hội đồng đó hưởng thụ từ người điều hành doanh nghiệp, chứ không từ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc Hội đồng không do nhà nước thuê, mướn, để sau đó sẽ thuê mướn lại người/những người điều hành. Này nhé. Công chức, viên chức nhà nước càng được cất nhắc, càng mờ mờ ảo ảo, thiếu quyết đoán công việc, chỉ chung chung. Công chức, viên chức suy cho cùng là thay mặt Nhà nước làm từng việc cụ thể với Công dân, giúp dân giải quyết công việc hành chính, bởi quan hệ Nhà nước - Công dân là mối quan hệ hành chính. Ở những quốc gia khác càng như vậy vì Lập pháp và Tư pháp là độc lập. Tiêu chuẩn của Công chức, viên chức là hoàn thành giải quyết công việc cho dân bởi quyền lợi của Nhà nước là ở đó, ở chỗ : Dân làm xong việc hành chính. Chứ không phải là để đảm bảo quyền và lợi ích của nhà nước chung chung, thế đấy.
Rõ ràng là!
Rõ ràng gì?.
Rõ ràng là : Đây sẽ là lần cuối để còn có thể nói/bàn về những điều rõ ràng này. Thời gian không chờ đợi ai? Dẫu TPP có bị xoá sổ thì tác động của sự xoá sổ đó còn lớn hơn các sức ép của TPP lên xã hội Việt Nam. Có sức ép là có sự từ từ, nguyên lý của lực ép đấy. Rõ ràng. Rất rõ ràng. Không ép thì bung nở, có thể bung nở vô hướng. Rõ ràng hơn. Rõ ràng thế. Rõ ràng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét