Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

KHIÊN CƯỠNG.

Sáng nay xem VTC14 phát tin về việc học môn Lịch sử trong giáo dục đến phổ thông. Nghe có đến gần chục vị "nguyên" hội sử học và liên quan đến sử học phát biểu ý kiến về vấn đề này, mình gọi "ý kiến" không gọi chính kiến vì từ ngữ các vị dùng và giọng điệu hơi hung hăng khi các vị phát. Hôi trong mồm, mình nói khiên cưỡng. Bây giờ đọc http://vov.vn/xa-hoi/giao-duc/lich-su-phai-la-mon-hoc-doc-lap-va-bat-buoc-trong-giao-duc-pho-thong-450567.vov.   Xin trích tí nhoé : "Tham luận của các giáo viên, chuyên gia lịch sử tại hội thảo nêu rõ, Lịch sử phải được coi là môn học khoa học với tính giáo dục toàn diện và hệ thống. Dạy lịch sử là dạy cho học sinh về truyền thống dân tộc, quá trình dựng nước và giữ nước. Trong bậc phổ thông, môn lịch sử phải được coi là môn học cơ bản, độc lập và bắt buộc. Nếu tích hợp môn lịch sử ở cấp trung học phổ thông với các môn khác thành môn học Công dân với Tổ quốc như trong dự thảo cũng đồng nghĩa với xóa bỏ môn lịch sử trong giáo dục phổ thông.
"lich su phai la mon hoc doc lap va bat buoc trong giao duc pho thong" hinh 0
Quang cảnh hội thảo
Giáo sư Trần Thị Vinh, Khoa Sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, tích hợp các môn học là xu hướng đúng, nhưng chỉ tích hợp ở cấp tiểu học, còn cấp trung học phổ thông, trung học cơ sở thì phải có sự phân hóa. Trong khi đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo lại chia nhỏ môn Lịch sử, lấy một ít nội dung đem tích hợp với các môn khác ở bậc trung học phổ thông là đi ngược lại xu thế thế giới, không có cơ sở khoa học mà chỉ là giảm bớt một số môn một cách cơ học:".  
Ồ, trích được cả ảnh này, tài thật, tài đến xấp xỉ họ ấy nhỉ.
Mình cũng đã viết về học nhiều, nhưng hôm nay xả thêm một tí chắc chẳng "ấy" ai nhỉ. Bây giờ xin rón rén nói này : Mình là trẻ con - theo nghĩa về trình độ để thẩm định môn học lịch sử trong trường phổ thông - nên rón rén này thật chứ không là ý kiến.
Một là : Việc học nào cũng chú tâm, chú dụng vào : Chất lượng và khối lượng tiếp thu được ở trong người học - khác chất lượng và khối lượng yêu cầu. Không bao giờ là : "môn lịch sử phải được coi là môn học cơ bản, độc lập và bắt buộc.".  không nhất thiết phải là : "phải được học suốt quá trình trung học". Môn sử cũng chẳng ra khỏi đó, chỉ chú tâm, chú dụng vào chất lượng và khối lượng mà thôi.
Hai là : Học riêng, học chung (tích hợp ý mà, giống như các cụm từ "phối kết hợp", "cả hệ thống chính trị vào cuộc", v v ..  mà cả xã hội đã đua nhau dùng); Dạy riêng, dạy chung; Cô riêng, thầy chung; Cùng lớp hay khác lớp; Tất cả riêng chung đó nên để cho Trường, Lớp tự định liệu - thiếu Thầy thì chung Cô, thiếu lớp thì chung phòng, thiếu người (thầy, cô ấy mà) hiểu biết chuyên thì chung môn, thậm chí khi ngủ, thiếu giường thì chung sàng. Miễn là, miễn rằng, tích hợp ''cũng tích hợp nhé - thích không'' nên được, tạo ra được, nặn ra được thằng cu, cái hĩm - ý chết con người chứ - xã hội chủ nghĩa như ta hằng mong muốn, nhưng mình đơn giản nói là : Công dân Việt hoặc cao xa hơn Công dân toàn cầu, công dân thế giới, công dân quốc tế. Được công dân là quí rồi. Xin xem : TRIẾT LUẬN VỀ HỌC TK21. hoặc HỌC NÀO.
Ba là : Môn học Lịch sử Việt nam là một môn học gắn liền thực thể quốc gia Việt nam nên mọi người Việt nam cần học, cần biết. Cần học, thì đưa vào chương trình chung một khung cứng khối lượng nào đó để đa số học sinh được học (chưa hẳn là tất cả phải học nhé). Cần biết, là những cá nhân công dân nào chưa có điều kiện được học ở phổ thông thì tự tìm hiểu thêm để tự tin mà giao tiếp hoặc kiếm sống. Về nhận thức này mình đã ghi sơ trong ĐỒI NHẬN THỨC. và KHÔNG SAO.
Viết này mình đã chê vài cố nhà cố sử đã nói nhiều, nói cứng về môn lịch sử. Mình thành thật nhận thấy họ đã khiên cưỡng thực, khiên cưỡng và cố chấp. Cuộc học mêng mông, cuộc đời bể sở. Phó tổng thống Mỹ quốc Joe Binden không biết có học sử Mỹ nhiều không mà còn dẫn cả Kiều của Nguyễn Du ở Việt nam mình cơ đấy. Mình nhận thấy, ít nhất Ông đã cần biết Kiều và dẫn đúng lúc gặp Ông Trọng thế thôi, còn sở học thì chưa được thấy. Trong  HỌC GÌ. mình đã trích câu này :
Dân ta phải biết sử ta,
Nếu mà chưa biết thì tra Gu gờ.
Tuy nhái thơ Bác nhưng đáng ngẫm cho ngày nay, khi các thiết bị điện tử dân dụng tràn ngập. Thằng cháu mình hai tuổi, Bố, Mẹ mua cho mấy loaị sách điện tử dạy phát âm chữ cái, dạy nhận biết các loại cây cỏ, loài vật, dạy học tiếng Anh ... Này nhé, "bé ơi, mình học nhé"; "bé ơi, chữ rờ ở đâu"; "bé chỉ đúng rồi"; "bé ơi, bé còn đấy không"; "tạm biệt bé nhé, lúc khác mình học tiếp" ...
Xin đọc thêm toàn bộ bài ở nhãn "HỌC." và chờ mình viết xong "tiện, gọn, sạch" rồi hãy chưởi nhát, bới phát nhé, mấy con cô, thằng mãnh bạn mình. Chờ đấy, trước khi nói mình khiên cưỡng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét