Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015

TRIẾT LUẬN VỀ HỌC TK21.

Nhân ngày thành lập nước, nhóm học sinh năng động tại đại học Bách khoa hà nội rủ nhau đi phượt trên đỉnh Fan xi păng. Mải chơi, đi lạc chưa tìm được đường xuống núi, trời tối dần, phải ngủ lại trên phía núi hoang. Đang loay hoay không biết làm thế nào để ngủ trên nền tuyết trắng thì thấy một nhóm nhỏ người đang làm sạch tuyết bằng các dụng cụ rất lạ, bèn lân la đến gần để làm quen. Một sinh viên dùng tiếng Anh bắt chuyện và được trả lời lại, nhưng có vẻ hai bên không hiểu nhau lắm do nghe và nói không cùng kiểu tiếng Anh, một người trong nhóm nọ bèn chuyển sang tiếng Việt nói chuyện. Hai bên nói chuyện linh tinh và cùng giúp nhau chuẩn bị chỗ ngủ. Nói là giúp nhau nhưng nhóm người lạ làm hết các việc và chia sẻ cho nhóm sinh viên nhiều đồ dùng sinh hoạt phù hợp hoàn cảnh đó, cả thức uống, đồ ăn nữa. Trước khi đi ngủ, hai nhóm làm thêm một số việc theo thói quen của từng nhóm. Nhóm sinh viên viết nhật ký, thi giải toán cao cấp và ôn luyện các môn khoa học khác nhau. Thấy nhóm sinh viên giải toán cao cấp, nhóm người lạ ngạc nhiên và hỏi : Sao bọn mày làm cái đó. Nhóm sinh viên bèn hỏi lại : Thế bọn mày có học môn tích phân và giải toán tích phân bằng tay không? Bọn tao có đọc qua môn đó song không học và cũng không học giải bằng tay. Thế bọn mày có khai căn bằng tay không? Không. Thế bọn mày có giải hàm số bậc hai, bậc ba bằng tay không? Không. Thế? Thế? ... Không. Không. ...  Kỳ thật, thế bọn mày có học viết và tập viết nhật ký để ghi lại các cảm xúc  không? như hôm nay chẳng hạn.  Có học, nhưng học thế nào cũng được, có đứa thích viết, có đứa không. Thế bọn mày viết và truyền đạt cho nhau bằng gì? Bằng máy tính bảng. Bọn mày đang học đại học hả? Ừ, chúng tao là sinh viên Bách khoa hà nội đấy. Thế thì chúng mày cũng có những phần mềm cho không (miễn phí - Free) để chuyển giọng nói thành chữ viết hoặc ngược lại từ văn bản viết trên máy thành giọng đọc của các hãng mà. Bọn mày viết làm gì đã chậm mà khó đọc của nhau vì font - định dạng chữ - khác nhau. Ừ nhỉ.
Tóm lại : Cả hai nhóm đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác vì nhau. Nhóm kia hầu như không biết làm những tri thức mà nhóm sinh viện làm được, từ viết chữ bằng tay, giải toán bậc hai, bậc ba đến giải vi phân, tích phân, các hàm lượng giác vv. Những tri thức mà nhóm sinh viên Bách khoa phải học nghiêm túc, vất vả và thực hành học rất nhiều công sức, thời gian, tiền bạc từ Tiểu học qua Trung học cơ sở rồi Trung học phổ thông và Đại học trong hiện tại. Ngược lại nhóm người đó lại có nhiều hành vi thực hành phục vụ sống rất thành thạo, có nhiều dụng cụ cầm tay phục vụ đời sông hàng ngày rất thiết thực. Mọi tri thức cần thiết đều lấy từ mày tính, mọi giao tiếp khoa học cũng thông qua máy tinh, các suy ngĩ, kế họach làm việc, các ý tưởng và mô hình thực hiện đều ở máy tính. Bên cạnh người biết tiếng Việt thì nghe chừng mấy người đó không nói hiểu được tiếng của nhau nên thấy toàn nhờ máy để giao tiếp. Nhóm đó nói, để lên đỉnh núi này đã cùng nhau bàn luận, chuẩn bị đồ ăn thức uống các dụng cụ cần thiết, đã thử/giả thực hành ảo nữa chứ. Cẩn thận quá. Nhóm năng động Bách khoa nói đi là đi liền, chẳng cần học đôi dòng về Fanxipăng nữa. Để thời gian và công sức học kiến thức, cách giải toán có hơn không? Học vậy mới có thể thành nhân tài quốc gia được chứ, mới cống hiến được chứ.
Sáng hôm sau, nhóm đó hướng dẫn nhóm sinh viên đại học hướng đi đến vị trí tập kết của những người leo núi rồi mỗi người họ cũng tự xuống núi bằng cách bơm khí nhẹ vào các khí cụ bay cá nhân từ điện quang điện hoặc bình khí nén áp lực cao.
Ra về nhóm sinh viên đại học cứ nghi ngờ hay là họ là người ngoài hành tinh. Nhưng dù là người ngoài hành tinh thì cách tích lũy kiến thức (cách học) của họ rất hợp thời đại. Cái gì, kiến thức nào đã được lưu trữ, thao tác bởi những công cụ do loài người chế tạo ra thì con người không nên lưu trữ trong óc (học nhớ) nữa. Cái gì đã được các công cụ thao tác thì con người cũng không nên thao tác thực hành (học thao tác) làm gì nữa. Nói vui là, bây giờ nuôi trâu rất dễ, nhưng con người không nên nên nuôi và đẽo chiếc cày 51 để cày ruộng nữa, nuôi trâu để thịt thì nên, thịt trâu mát và bổ. Thế giới đã có rất nhiều công cụ, dụng cụ như vậy sẵn cho con người, nếu cá nhân thích học cái gì, hãy hướng dẫn cho người đó học và thực hành thuần thục cái đó.
Những người thuộc nhóm đó có thể là những công dân toàn cầu ngày nay, việc học là để thành công dân quốc gia, công dân toàn cầu. Nếu mình học theo cách học của họ với kiểu của từng người thì 20 năm nữa mới có thể là công dân toàn cầu, lúc đó chắc họ đang ở đằng trước, vì họ cũng học sau 20 năm ấy. Nhưng chắc gần hơn, khoảng cách không xa là mấy, cơ hội đuổi kịp ở 20 năm tiếp theo hoặc 20 năm tiếp theo nữa là có thể. Quốc gia hưng vong là ở con người công dân. Con người công dân được giáo dục và tự giáo dục làm nên quốc gia hưng vong ấy.
Mấy chàng sinh viên trăm khoa sau cuộc đi chơi ngộ ra điều này bèn tự xưng đây là triết lý giáo dục của thế kỷ 21, dẫu biết rằng có thể lăng nhăng. Mình thì nghĩ về điều này như năm 1972 đã nghĩ khi viết những đoạn văn vần đầu trong cuộc đời quân ngũ : Lơ mơ không phải là thơ, thơ thì có thể lơ mơ (cóp ý mà).
Với câu "thơ" đại loại :
Thơ thẩn hoài chi bằng ghi vài chữ.
Vẩn vơ thôi xong rất đỗi hữu tình.
Những câu thơ không gọt rũa gọn xinh.
Vẫn tự đến trong lòng tôi chiến sĩ.
Vậy đó. Gọi là triết lý giáo dục thế kỷ 21 chăng? Gọi là triết luận về học tk21 chăng?
Nếu bạn tôi có đọc những dòng này xin đọc thêm VỚI CÁC BÁC HỌC.  và  HỌC GÌ.  và  KHÔNG SAO.   hoặc đọc tất cả các bài trong nhãn "học" để lăng nhăng là không là lăng nhăng mà cũng có thể lăng nhăng. Triết luận về học tk21.
Trước ngày trùng cửu 2015.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét